Tổng Hợp Một Số Đoản Văn
Tổng Hợp Một Số Đoản Văn
Danh sách:
1. Mùi của mẫu thân - Tác giả: Lăng Lung.
2. Hải Quân – Tác giả: Áo thủy thủ 90
3. Em đã từng yêu như thế - Vô Phong
4. 《 Con đường kết hôn dài đằng đẵng… 》 - Tác giả : Diêu Diêu
5. Con đường kết hôn mênh mông - Tác giả: Diêu Diêu.
6. Bộ mặt của " Tình nhân" - Tác giả : Tiểu Khuê
7. Bỏ Qua - Tác giả: Cố Tây Tước
8. Bên kia cánh đồng lúa mì - Tác giả: Thập Tứ Khuyết
9. BẮT ĐẦU MỘT HẠNH PHÚC MỚI - Tác giả: Thanh Liên
10. Không nỡ quên
11. “Nhất Diện” – Đại sói xám mọc cánh
12. Mặt khác của ruộng lúa - Tác giả: Thập Tứ Khuyết
13. HẠNH PHÚC GIỐNG NHƯ MỘT ĐOÁ HOA. - Tác giả: Phỉ Ngã Tư Tồn.
14. 《 Câu đố tình yêu của mèo con 》 - Tác giả: Minh Tiền Vũ Hậu
15. Niệu nhiều năm sau anh còn nhớ, có một cô gái từng rất cố gắng yêu thương anh? - Tác giả: Trương Tiểu Nhàn
16.. Yêu như bốn mùa
17.Tô Ma không trái - Tác giả : Nhân Gian Tiểu Khả
18. Hoa Trong Mộng
19. CHÀO BUỔI SÁNG, NHAN TIỂU THƯ - Tác giả: Thiên Lý Hành Ca.
Bắt đầu
1. Mùi của mẫu thân
`
Tác giả: Lăng Lung.
Đã gần một tháng không ăn cơm ở nhà.
Cho dù là cơm hộp, hamburger, tiệm cơm quán rượu lớn nhỏ, bữa ăn tây tinh xảo cũng đã ăn đến mức ngán tận cổ. Một đống người làm thêm giờ thường ráng mở to đôi mắt ti hý, cầm hộp cơm từ bên ngoài đưa vào. Tất cả mọi người đều chán ngấy, ai cũng không tự chủ được phải hỏi một câu quen thuộc: Bữa nay chúng ta ăn cái gì?
Trưa hôm nay chỉ có nửa giờ để nghỉ ngơi, bình thường ta là người lười nhất, nnhưng vẫn lái xe mô tô nhỏ về nhà trong ánh mặt trời nóng, mồ hôi đầm đìa bước vào nhà, đã qua giờ cơm. Để túi xuống đi tới trước bàn cơm nhìn một vòng, mẹ không làm gì ngon, trời cực nóng cho nên chỉ làm chút cháo trắng rau dưa.
Ta uống liền một lúc hết chén cháo, trong lòng thoải mái, bình thản đứng lên.
Mẹ oán trách: Trở về nhà ăn cơm cũng không báo trước để mẹ làm thêm món ăn.''
''Như vậy là được rồi ạ, mất công phải bày vẽ thêm.'' Ta thỏa mãn.
Trở lại công ty, đồng nghiệp hỏi ta buổi trưa đã ăn gì, ta nói về nhà ăn cháo.
''Phơi mặt hai mươi phút dưới ánh mặt trời về nhà ăn chén cháo?''
''Ngày mai ta cũng sẽ về.''
Cho dù là thức ăn ngon như thế nào, thì ăn nhiều cũng sẽ ngấy.
Chỉ có thức ăn mẹ làm, cho dù phải ăn cả đời cũng không cảm thấy ngán.
Bà chị thích nhất là nấu ăn.
Đặc biệt thích bắt chước các món ăn trong tiệm cơm. Cảm thấy món nào ngon sẽ về nhà học làm, chỉ như thế thôi nhưng cũng giống đến bảy tám phần.
Chị thích nhất món rau trộn mẹ làm. Mỗi lần về nhà ăn cơm, mẹ sẽ làm thêm hai ba phần. Cho dù tất cả là món chay, chị cũng rất vui vẻ ăn hết.
Chị cũng đã thủ học mẹ cách làm món rau trộn rất nhiều lần, cũng đã được ăn thử rất nhiều lần khi sang nhà chị ăn cơm nhưng vẫn không phải là hương vị mẹ làm.
Cho dù chị ấy tự hào về tài nấu nướng của mình tới mức nào, rau trộn cũng làm ngon hơn mẹ rất nhiều nhưng khi về đến nhà, vẫn là muốn ăn món mẹ làm.
Chị ấy vẫn thường nói với mẹ: Con đã làm theo lời mẹ nói nhưng sao lại không giống nhau?''
Mẹ sẽ trả lời:'' Mẹ cũng bắt chước bà ngoại, cũng là giống bà, nhưng không giống nhau.''
Ta nghĩ trong món rau trộn mẹ làm, có một loại gia vị khác, đó là tình mẫu tử.
Mẹ là người Tứ Xuyên, làm món ăn rất ngon, cũng đa dạng. Bất cứ một người khách nào tới chơi, ở lại dùng cơm cũng phải khen không dứt.
Bên ngoại mẹ cũng có anh chị em, cuộc sống gia đình tuy tạm ổn nhưng chưa được coi là khá giả, có khi còn thê thảm hơn một chút. Đáng lẽ ở tuổi này, bà ngoại nên tận hưởng cuộc sống ahnh5 phúc an nhàn.
Nhưng mỗi khi mẹ trở về thăm người thân, bà ngoại luôn tự mình sắp xếp thức ăn, một ngày ba bữa, nguyên liệu cũng phải tự mình đi mua, cho dù mẹ có nói thế nào đi nữa thì bà cũng không chịu.
Khách quan mà nói, mùi vị món ăn mẹ và bà ngoại làm có sự khác biệt kha lớn. Nói thẳng ra thì là mẹ làm còn ngon hơn.
Nhưng khi ngồi bên bàn ăn cơm, nhất định mẹ sẽ nói:''Món ăn bà làm thật ngon.''
Bình thường khi nấu cơm, mẹ sẽ chọn những món mà chồng cùng con thích để làm. Bà ngoại cũng vậy, không để tâm đến khẩu vị của mình, chỉ làm những món mẹ thích ăn nhất.
Mẹ luôn biết con mình thích ăn gì.
Ở trước mặt mẹ, con sẽ luôn là trẻ con. Cho dù những đứa con ấy có trở thành cha mẹ hay không.
Cha lớn lên ở làng chài ven biển. Ông nội lúc còn trẻ mất tích ngoài biển lớn mênh mông, bà nội tự mình nuôi mấy đứa trẻ lớn lên, giúp cha vào đại học, trở thành sinh viên đại học đầu tiên trong thôn. Bà nội còn chưa kịp hưởng phúc đã qua đời lúc ta còn nhỏ. Vì vậy cha chỉ có thể về tảo mộ ông bà hàng năm vào dịp thanh minh.
Mặc dù chưa bao giờ khen nhưng cha đã ăn cơm mẹ nấu quá nửa đời. Lúc chị em ta làm con luôn chê này ngại kia, ăn uống không tốt. Chỉ cần mẹ về nhà mẹ để thăm người thân, cha sẽ gầy xọp hẳn.
Mỗi lần đến dịp thanh minh, trước đó một đêm cha sẽ nhớ về hương vị ngọt ngào lúc bà nội làm tương hải sản, cá muối, tô cháo nhỏ lúc ăn cơm. Giống như thể hương vị ngon nhất trên đời chỉ có những món đó.
Mẹ không hợp với bà nội, vì vậy khi cha nhớ về những món ăn đó thì chỉ hừ nhẹ. Trong mắt mẹ, những thức ăn của làng chài khó ăn hơn nhiều so với những món ăn Tứ Xuyên vang danh thiên hạ.
Khi còn bé, thường chảy nước miếng khi nhìn cha say mê nhớ lại, trong lòng luôn tưởng tượng đến lúc được thưởng thức món ăn ngon kia. Cho đến một ngày, được thưởng thức ở nhà cô xong, ảo tưởng về món ăn ngon lập tức biến mất, không dám thử lần nữa.
Ta không có cách nào gắp được con cua và tôm nhỏ nằm lẫn lộn trong cái hũ tương hải sản tỏa ra mùi hôi đó rồi nói ''Rất ngon'' được. Trong khi cha ta cùng cô của ta ăn không kịp, luôn miệng nói ngon thì bọn ta đã bỏ đũa không dám nhìn nữa.
Lúc ấy, đối với cha mà nói, những món ăn đó ngon hơn những món mẹ làm khiến bọn ta vảm thấy khó tin. Bọn ta chỉ có thể kết luận một câu, món ăn bà nội làm còn không bằng một nữa mẹ.
Bà nội không biết chữ, sẽ không nói đạo lý gì lớn lao, chỉ biết chăm chỉ nuôi con khôn lớn, không để cho chúng đói bụng.
Khắc sâu trong trí chớ của cha ta nhất là hình ảnh bà nội khom người đào sa trùng bên bờ biển. đó là loại thức ăn có dinh dưỡng nhất trong thông. Đối với người mà nói, hương vị của những thứ đồ ăn này không nằm ở bản thân thức ăn mà là ở mẹ người.
Đã không còn cách nào để thưởng thức được mùi vị của mẹ nữa, cha tiếc nuối.
Bởi vì bà nội không có số hưởng phúc.
Một đồng nghiệp đến nhà ta ăn cơm mấy lần, luôn khen mẹ ta tay nghề tốt như thế nào, khiến mẹ vui suốt.
Bình thường cùng nhau ăn cơm ở bên ngoài, cũng nói tới tay nghề của mẹ hắn mấy lần, oán trách việc mẹ hắn không biết nấu ăn, làm thức ăn không ngon, sau đó hâm mộ tay nghề tuyệt hảo của mẹ ta, nói bọn ta thật có phúc.
Hắn cũng ít khi được về nhà ăn bữa cơm,công việc khiến hắn phải luôn chạy bên ngoài, không có thời gian mời khách.
Hôm đó có cơ hội dùng bữa ở nhà hắn, rốt cuộc cũng biết được tay nghề của mẹ hắn, quả thực là không biết nói gì. Một khối thịt ba chỉ lớn được luộc, chấm tương ăn, rau cỏ lẫn lộn nấu canh, cá nấu cũng còn mùi tanh...........
Mấy đồng nghiệp giữ ý tứ chỉ dám ăn một chút đã nói no rồi.
Ăn xong mọi người nhìn hắn khâm phục: Đứa con ngoan! Không phải nói mẹ hắn làm món ăn không ngon sao? Đang bới chén thứ 2 kìa! Dám ăn hết nữa chứ? Không phải khó ăn sao?
Ngày thường, nếu không phải là ba bữa dồn làm một sẽ không thấy hắn như thế này!
Như vậy có thể thấy được, cho dù là tay nghề của mẹ như thế nào, cho dù mẹ làm gì, mỗi người cũng sẽ tự tìm kiếm mùi vị duy nhất của mẹ.
Đó là từ miếng sữa đầu tiên chúng ta bú, sẽ được đặt trong tâm, trong tiềm thức. Thậm chí còn sớm hơn nữa, lúc còn là thai nhi chúng ta đã khắc sâu tậm tâm khảm, chảy trong máu chúng ta rồi.
Con nít làm thế nào để phân biệt được ai là mẹ mình? Chính là từ mùi vị ngọt lành kia.
Mùi của mẹ đối với con mà nói đều là độc nhất vô nhị. Ai cũng không thể bắt chước được.
Có lẽ bình thường chúng ta không để ý, chẳng qua là nhu cầu của bản thân, chưa bao giờ thực tâm chú ý.
Mùi của mẹ, thật ra là một loại hạnh phúc.
2. Hải Quân – p1
Tác giả: Áo thủy thủ 90
Convert: Sâu lười muội muội - Edit: Túy Lạc Hoa
Năm đó tám tuổi, tôi được cha mẹ đón từ nhà bà ngoại trở về.
Chưa quen cuộc sống trong thôn, còn có điểm không biết phải làm sao, người càng thêm hướng nội.
Lúc này, Hải Quân trở thành bạn cùng tôi chơi đùa.
Hải Quân là cháu của thím ba cách vách. Từ nhỏ, thể chất của ba ba Hải Quân yếu ớt nhiều bệnh, thân thể cũng gầy nhỏ, cả ngày càng không ngừng ho khan, mãi cho đến hơn ba mươi tuổi, mới cưới một người phụ nữ Tứ Xuyên thần kinh có chút vấn đề, cuối cùng cũng đem chung thân đại sự giải quyết.
Sau khi kết hôn một năm, thì có Hải Quân, năm thứ ba lại có em gái Hải Bình.
Một trai một gái, theo như nông thôn nói là một chữ “tốt”, nhưng đối với Hải Quân mà nói, chữ “tốt” này đã có hương vị chua xót.
Từ lúc bắt đầu hiểu chuyện, nhà bọn họ luôn sống trong tiếng mắng chửi.
Ba ba cơ thể yếu nhiều bệnh, mẹ lại là một người bệnh thần kinh, một nhà bốn người, ăn mặc chi phí đều phải phụ thuộc, trong gia tộc liền không có địa vị. Người trong gia tộc thường đem mẹ của Hải Quân ra trút giận, ầm ĩ, thường thường là mẹ của Hải Quân mẫu mẹ chịu thiệt.
Hải Quân so với tôi nhỏ hơn hai tuổi, vả lại bối phận cũng nhỏ hơn tôi, gọi tôi là chú Minh Minh. Tôi đến khiến cho bản tính trẻ thơ của Hải Quân sục sôi.
(Hờ.. tên Minh Minh làm ta nhớ đến Tạ Minh Minh.. )
Nó mang theo tôi đi khắp thôn, giới thiệu trong thôn có bao nhiêu gia đình, trong nhà có bao nhiêu người, tên phân biệt gọi là gì.
Tôi thực kinh ngạc, Hải Quân tuổi còn nhỏ vậy mà nhớ rõ được nhiều như thế.
Về đến nhà, tôi đem những điều này nói với ba ba, số người và tên dĩ nhiên không sai chút nào.
Ba ba nói: “Hải Quân là một đứa trẻ thông minh, chỉ tiếc là sinh nhầm nhà.”
Có đôi khi, Hải Quân mang tôi đi tìm trẻ con xấp xỉ tuổi nhau trong thôn chơi đùa, nhưng bọn trẻ trong thôn giống như thực bài xích nó. Vì thế, nó liền lôi kéo tôi cố gắng đến gần bọn họ.
Có một ngày, bọn trẻ kia đang chơi trò diều hâu bắt gà con, thấy bọn tôi lại gần, có một thằng nhóc liền kêu lên: “Cút, quỷ* Tứ Xuyên, mày không được chơi cùng chúng tao.”
(* Nguyên văn: Lão Tứ Xuyên, ‘lão’ – tiếng Quảng Đông: thường có ý khinh thường hay đùa cợt)
Bởi vì mẹ của Hải Quân là người Tứ Xuyên, khi đó, phụ nữ Tứ Xuyên gả đến chỗ chúng tôi không có địa vị, cưới người Tứ Xuyên thông thường đều là nhà nghèo, cưới không được vợ, rơi vào đường cùng mới tìm đến phụ nữ Tứ Xuyên.
Tâm tình của người lớn phản ánh lên người bọn trẻ, bọn trẻ tự nhiên cũng hiểu được Hải Quân là một ngoại tộc.
(Sr.. ta chen vào một chút, mọi người có thể không đọc cũng không sao.
Mọi người thấy bọn trẻ “hay” chưa? Hay nói đúng hơn là những người được gọi là người lớn, nói xa hơn một chút nữa chính là nhưng người tự cho mình hơn người ấy?
Xung quanh chúng ta cũng không ít người có suy nghĩ như bọn chúng đâu. Ngoại tộc thì sao? Người điên thì sao? Người có bệnh thì sao? Không phải đều là con người? Sao lại phân biệt đối xử như thế? Đôi khi cả chính gia đình, người thân cũng không thể là bến bờ cho họ nương tựa.. thử hỏi xã hội còn nơi nào, còn ai có thể chấp nhận họ.. Đã không ít chuyện thương tâm xảy ra vì những quan điểm như thế..
Nếu đặt mình vào hoàn cảnh những con người tội nghiệp đó.. bạn có bao nhiêu thương tâm? Có bao nhiêu tuyệt vọng cùng thống khổ chứ???)
Hải Quân không có tức giận, nó mang trên mặt nụ cười lấy lòng, nói: “Minh Minh không phải người Tứ Xuyên đâu, tao không cùng tụi bây chơi, để Minh Minh chơi cùng tụi bây được không?”
Sự gia nhập của tôi là bọn họ vui vẻ tiếp nhận. Vì thế, rất nhanh, tôi liền cùng đám trẻ kia chơi cùng một chỗ, trên bãi đất bằng lập tức lại vang lên tiếng cười vui vẻ.
Quay đầu, tôi nhìn thấy Hải Quân cô đơn ngồi ở bên cạnh, mang theo ánh mắt hâm mộ xem chúng tôi ở đây chơi trò chơi, ánh nắng xế chiều đem bóng dáng cô độc của nó kéo đến thật dài thật dài.
Lại nói tiếp quê hương của bọn trẻ này, gặp qua nhiều cảnh đời cô đơn như Hải Quân
Có một lần, vào tết âm lịch, Hải Quân cùng ba mẹ đến nhà bà ngoại ở Tứ Xuyên chúc tết. Đây là lần đầu tiên từ lúc mẹ của Hải Quân gả đến Hồ Bắc về nhà.
Dọc theo đường đi, bọn họ đến Hán Khẩu* ngồi tàu thủy lớn, xuôi dòng mà lên, tới bến tàu Phù Lăng trên bờ Trường Giang, nhà bà ngoại ngay tại huyện Phù Lăng. Nơi đó núi cũng thật cao, thật nhiều, thật lớn.
(Hán Khẩu*: Địa danh thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc)
Hải Quân nói với tôi lúc thức dậy, dùng rất nhiều từ hình dung, tôi có điểm hâm mộ Hải Quân.
Ánh mắt Hải Quân đột nhiên ảm đạm xuống, cậu nói: “Chú Minh Minh, cháu sợ sẽ là cả đời này chỉ có cơ hội đi xa nhà lần này, chú sau này nhất định phải đi khắp nơi.”
Mùa xuân đến đây, trên cây dâu* trong thôn phủ đầy màu đỏ tím của quả dâu (tên khoa học kêu tang thẩm).
(Cây dâu*: loại dâu có lá dùng để chăn tằm, quả chín ăn ngon, Đông y gọi là tang chi, Tên khoa học Morus alba L. họ Dâu tằm Moraceae)
Mẹ tôi không cho tôi hái quả dâu, nói quả dâu không sạch sẽ, ăn sẽ đau bụng. Kỳ thật là mẹ sợ tôi leo cây, thông thường cây dâu dáng dấp rất cao lớn, muốn hái dâu là phải trèo cây, cây cao quá nguy hiểm, ngã xuống không phải chuyện đùa.
Buổi trưa, Hải Quân tới gọi tôi đi hái dâu.
Tôi vốn không muốn đi, nhưng một cây dâu đầy quả như thế rất hấp dẫn, quay đầu lại nhìn, mẹ đã ngủ trưa.
Vì thế, tôi nhẹ chân nhẹ tay mở cửa, cùng Hải Quân đi.
Cây dâu ở bên cạnh bờ ao sau phòng, nắng tháng tư ôn hòa ấm áp, từng quả dâu hồng tím nhô ra khỏi tán lá màu xanh nhạt.
Hải Quân nói: “Trên cây này, màu tím là quả dâu đã chín mùi, ăn rất ngọt, màu đỏ là chưa chín tới, có vị chua, còn màu xanh là hoàn toàn chưa chín. Chú Minh Minh, chú đứng dưới tàng cây, cháu trèo lên cây, cháu ở trên cây rung, quả dâu chín sẽ rơi xuống, chú đợi nhặt trên mặt đất là được rồi.”
Cây dâu cao lớn, tôi vốn còn có chút sợ hãi, nghe Hải Quân vừa nói, tôi liền thành thành thật thật đứng ở phía dưới.
Chỉ thấy Hải Quân hai tay ôm lấy thân cây dâu to cỡ miệng chén, sau đó cung hai chân lên, thân thể thẳng ra, hai tay liền đi lên, sau đó chân tiếp tục cung, (hờ hờ.. 5 giây tưởng tượng động tác leo cây đi bà con a~) động tác giống như con khỉ, lập tức tới trên cành cây dâu, cành cây dâu rậm rạp, chỉ cần đi lên liền trực tiếp đứng ở trên nhánh cây, quả dâu liền gần ngay trước mắt.
Hải Quân trên tàng cây kêu lên: “Chú Minh Minh, cháu bắt đầu rung cây, chú trước tiên tránh ra, cẩn thận quả dâu đánh tới trên người chú, làm bẩn quần áo.”
Thời gian trong chốc lát, quả dâu trên cây liền rơi xuống đất như mưa, quả dâu màu tím lấp lánh ánh sáng, quả to mà mẩy.
Tôi dưới tàng cây nhặt lên, cho vào rổ mang theo trước đó, rổ sắp đầy, Hải Quân cũng xuống.
Chúng tôi ngồi ở bên bờ ao dưới bóng cây cùng chia nhau hưởng lợi một rổ quả dâu kia, tôi lớn như vậy, đây là lần đầu tiên ăn quả dâu, ngọt ngào, mang theo một chút vị chua.
Mặc dù hết sức cẩn thận, nhưng nước quả dâu vẫn dính vào trên miệng của chúng tôi, trên tay, lập tức, vẻ mặt Hải Quân là được vai mặt hoa*. (vai mặt hoa trong tuồng hát thời xưa)
Tôi chỉ vào mặt của hắn cười, Hải Quân cũng nói: “Mặt của chú cũng giống như vậy mà.”
Về đến nhà, dĩ nhiên bị mẹ mắng.
Hải Quân đối với mẹ tôi nói: “Bà nội Cúc, bà đừng mắng chú Minh Minh, là cháu dẫn chú đi.
Mẹ liền nói với Hải Quân: “Nhỏ như vậy, hai đứa trèo cao như vậy, té xuống thì làm sao?”
Hải Quân nói: “Bà nội Cúc, là cháu trèo cây, đừng trách chú Minh Minh.”
Mẹ liền lắc lắc đầu, không có nói cái gì nữa.
Tôi cảm kích nhìn Hải Quân một cái, Hải Quân nghịch ngợm nhìn tôi nháy nháy mắt vài cái.
Hải Quân thói quen phóng túng, mẹ nó tự nhiên sẽ không mắng nó, nó chỉ cần không ở nhà chướng mắt, không ai quản nó đi nơi nào quậy.
Mẹ của Hải Quân là Nguyên Nga, dài quá hé ra bẹp mặt, trên đầu rối bời, cả mặt cùng với tóc rất không tương xứng, như vậy cũng rất buồn cười.
Hai nhà chúng tôi cách vách, ba ba của Hải Quân là anh cả, phía dưới còn có bốn em trai, hai em gái, đều trưởng thành, thế lực gia tộc rất lớn, ở trong thôn còn có điểm hoành hành ngang ngược. Mà nhà của chúng ta chỉ có ba ba là tráng niên, cho nên, bình thường vì việc nhỏ như lông gà vỏ tỏi gì đó, Nguyên Nga luôn muốn tìm mẹ tôi gây phiền phức (rãnh ghê), tỏ rõ uy phong nhà bọn họ. Mẹ tôi luôn rất cẩn thận tránh cô ấy.
Có một ngày vào lúc chạng vạng, vì một con gà mà cô ấy vào nhà của chúng tôi ầm ĩ. Nguyên Nga dám nói một con gà mái nhà cô ấy ban ngày theo gà trống nhà tôi ở một chỗ, buổi tối chưa có trở về ổ, nhất định là theo gà trống trở về ổ gà nhà tôi. (=.= pó chân..)
Mẹ tôi nói: “Nguyên Nga, cô xem gà đều quay về ổ, hiện tại đi xem nhất định sẽ làm gà hoảng sợ, nếu không thì, sáng sớm ngày mai lúc tôi thả gà ra hẵng tìm đi.”
Nguyên Nga quay đầu, gân cổ lên nói: “Không được, tôi đi xem bây giờ, bằng không buổi tối bà sẽ đem nó bắt đi bán.” (Khó đỡ =.=)
Thấy mẹ tôi không thuận theo, Nguyên Nga liền nhảy lên, mắng ra một số lời không chịu được, hàng xóm bên cạnh đều lại đây xem náo nhiệt. (=.= =.= =.=)
Mẹ tôi nói: “Cô để mọi người phân xử, có ai không nói đạo lý như cô vậy?”
Nguyên Nga thấy người nhiều lên, liền càng dũng cảm, đặt mông ngồi trên mặt đất, nói mẹ tôi khi dễ cô là người Tứ Xuyên.
Mọi người nói: “Mẹ Minh Minh, cô mở chuồng gà ra cho cô ấy tìm đi.”
Mẹ tôi không lay chuyển được cô ấy, thở dài, dẫn cô tới bên cạnh chuồng gà.
Gà dĩ nhiên là không có tìm được, nhưng ổ gà nhà tôi loạn cả lên, một đám gà bị kinh sợ, chạy trốn bốn phía.
Nguyên Nga đâu để ý nhiều như vậy, phủi phủi mông, trước khi đi còn nói: “Gà chắc chắn bị bà giấu đi, chờ tôi tìm được cẩn thận tôi chửi.”
Sau này, mẹ tôi ít cho tôi chơi cùng Hải Quân, tránh để cho Nguyên Nga lại kéo ra phiền toái không cần thiết.
Hải Quân lần nữa trở lại dáng vẻ cô đơn.
(haizzzzzzzz… Đứa trẻ đáng thương….)
Hải Quân - p2 (end)
Edit:Túy Lạc Hoa
Cô của Hải Quân là Khiếu Nguyệt Anh, bị bệnh thận, không được ăn muối, mỗi lần ăn cơm, đồ ăn của cô luôn làm riêng.
Bởi vì bản thân có bệnh, rốt cuộc là có chút chột dạ, cho nên cả ngày liền ở nhà, rất ít đi ra ngoài, trên mặt liền hiện ra vẻ tái nhợt.
Sau đó, không biết làm sao tìm được phương thuốc cổ truyền, bệnh có chút khởi sắc, nhưng bệnh này cũng đã kéo dài nhiều năm.
Nguyệt Anh đến tuổi kết hôn, nhưng một người phụ nữ có bệnh, thông thường bà mai sẽ không tìm tới cửa, cứ như vậy trì hoãn đến hai mươi bốn, hai mươi lăm tuổi.
Nông thôn thời đó, hai mươi bốn, hai mươi lăm tuổi thuộc loại gái lỡ thì, vì thế, mẹ của Nguyệt Anh là thím ba mà bắt đầu sốt ruột, sai người hỏi thăm chung quanh nhà nào thích hợp.
Vừa vặn trong một thôn trên bờ sông Hoàng Hiếu, có một người đàn ông ba mươi còn không có cưới vợ, đồng ý hôn sự này.
Thím ba liền rất vui mừng mà đem Nguyệt Anh gả ra ngoài.
Người đàn ông kia gọi là Thụ Huy, tên nghe khí vũ hiên ngang nhưng lại là người chẳng ra gì, một đôi mắt tam giác dài, bộ dáng tầm thường, qua loa lấy lệ, vừa nhìn cũng biết không phải là người tốt.
Mọi người liền khuyên thím ba: “Người đàn ông này vừa nhìn là biết nhân vật lợi hại, Nguyệt Anh gả đi sợ là sẽ chịu thiệt.”
Thím ba làm sao nghe lọt, thím ước gì nhanh gả Nguyệt Anh ra ngoài, hiện tại có người cần cô, hơn nữa người kia cũng không có tật xấu gì, nhìn trúng Nguyệt Anh, là chuyện trên trời rớt xuống bánh bột ngô.
Hơn một năm đã qua.
Mùa xuân lại đến, cây cải dầu nở hoa, cả một cánh đồng vàng rực, trông không thấy điểm đầu.
Ngày đó thời tiết tốt, có người nuôi ong tên An Huy đến thôn, anh ta đem thùng nuôi ong đặt ở đầu chái nhà bên cạnh nhà Hải Quân, dựa vào tường.
Anh ta thường xuyên đến nhà Hải Quân tìm mẹ của nó đòi nước uống, thường xuyên qua lại, nên cùng Nguyên Nga - mẹ của Hải Quân có quan hệ tốt.
Thời gian hoa cải dầu rụng, rốt cuộc vào một đêm mưa rơi lác đác, Nguyên Nga cùng tên nuôi ong tên An Huy kia bỏ trốn.
Ba ba của Hải Quân tức giận lại thêm bệnh, nhất thời không dậy nổi, nằm ở trên giường suốt một năm rồi chết bỏ lại Hải Quân cùng Hải Bình nhỏ tuổi.
Hải Quân triệt để trầm mặc.
*******
Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian